Nhiều điểm mới
Điểm nổi bật của thị trường lao động Nhật Bản năm 2021 đó là những chính sách mới được chính phủ Nhật Bản ban hành rất có lợi cho lao động nước ngoài. Chẳng hạn Chính phủ Nhật Bản đã nâng mức lương cơ bản tối thiểu tại các vùng tăng thêm 3%; Visa mới chương trình kỹ năng đặc định (KNĐĐ) tiếp tục được triển khai và mở trộng ngành nghề; Chấp nhận TTS đã từng hết hợp đồng về nước quay trở lại Nhật Bản làm việc đúng với ngành nghề mà ngày trước đã tu nghiệp. Và nhiều chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài sang Nhật làm việc được nhiều nghiệp đoàn tại Nhật áp dụng để thu hút lao động nước ngoài.
Được làm việc với tác phong chuyên nghiệp cùng các đồng nghiệp Nhật cũng khiến các lao động trẻ Việt Nam học tập được rất nhiều điều.
Đặc biệt, những công việc tiếp nhận TTS ngày càng đa dạng mà đa phần những ngành nghề này phù hợp với lao động Việt Nam. Bên cạnh các công việc truyền thống như xây dựng, may mặc, cơ khí, lắp ráp linh kiện, chế biến thực phẩm, trồng và thu hoạch cà chua, trồng dâu tây, chăn nuôi bò sữa…. thì hiện tại Nhật Bản đang nỗ lực hợp tác với Việt Nam để tuyển chọn và đào tạo hộ lý, điều dưỡng sang Nhật Bản làm việc.
Điểm nhấn tại thị trường Nhật Bản trong năm 2021 là chương trình KNĐĐ đã được Dolab hoàn thiện về quy trình, thủ tục để sẵn sàng cho việc chuyển đổi visa từ thực tập kỹ năng sang KNĐĐ được nhanh gọn, các kì thi cũng mở ra nhiều hơn mang đến cơ hội lớn cho NLĐ Việt khi có dự định sang Nhật làm việc.
Chưa dừng lại ở đó, Nhật Bản hiện cũng mở rộng cửa chào đón các kỹ sư khối ngành kỹ thuật, các kỹ thuật viên chuyên nghiệp có trình độ, tay nghề sang làm việc với thu nhập hấp dẫn cũng như cơ hội được đưa người thân sang học tập và làm việc lâu dài tại Nhật Bản.
Thu nhập cũng là sức hút hấp dẫn NLĐ khi chọn Nhật Bản để làm việc trong năm 2021. Tùy vào các công việc khác nhau, NLĐ sang Nhật Bản làm việc sẽ được hưởng những mức thu nhập tương ứng. Mặt bằng chung về mức lương khi làm việc tại Nhật Bản hiện nay khá cao, dao động từ 28 đến 35 triệu đồng mỗi tháng, cao hơn nhiều thị trường lân cận như Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc... Trung bình sau 3 năm làm việc tại Nhật Bản, NLĐ sau khi trừ đi những mức chi phí ban đầu và chi phí sinh hoạt sẽ tiết kiệm được từ 500 đến 800 triệu đồng, đủ để có thể về quê khởi nghiệp hoặc tiếp tục nâng cao tay nghề ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
38.891 lao động Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2020
Theo số liệu báo cáo của Cục quản lý lao động ngoài nước (Dolab, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2020 là 78.641 lao động, đạt 60,5% kế hoạch được giao năm 2020. Số liệu lao động xuất cảnh của một số thị trường chính cho thấy Nhật Bản vẫn là quốc gia tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất trong năm 2020 với 38.891 lao động, chiếm gần 50% trong tổng số lao động ra nước ngoài làm việc trong năm 2020.
Đánh giá của đa số TTS đã và đang làm việc tại Nhật Bản thì đây là đất nước có môi trường lao động khắt khe, có tính kỷ luật cao để nâng cao chất lượng lao động. Lý giải cho việc nhiều người Việt Nam muốn sang Nhật làm việc, nhiều chuyên gia nhận định Nhật Bản có thị trường lao động phát triển, sau khi người Việt sang Nhật trở về rất dễ tìm việc và hòa đồng với cộng đồng cao hơn.
Trên thực tế, NLĐ khi sang Nhật làm việc và trở về nước được đánh giá rất cao. NLĐ sẽ có vốn tiếng Nhật khá cùng kỹ năng làm việc bài bản đã được đào tạo tại Nhật Bản, nên khi về nước cơ hội kiếm được việc làm tốt lương cao tại Việt Nam.
Tỉ mỉ, chính xác, kỷ luật và được tiếp xúc với công nghệ sản xuất hiện đại là những thứ vô giá mà TTS có được trong suốt quá trình làm việc tại Nhật Bản.
Ở Việt Nam, hiện nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương cao cho những người có kinh nghiệm làm việc, có vốn ngoại ngữ tốt. Vì vậy, đây chính là bước ngoặt lớn làm động lực cho những người sắp và đang làm việc ở Nhật. Ngoài ra, NLĐ có thể học hỏi và nâng cao trình độ, tay nghề tại Nhật trong quá trình làm TTS.
Một số chủ doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết lao động từ Nhật Bản trở về có trình độ, tay nghề cao, thậm chí được đánh giá cao hơn cả những lao động có bằng đại học do trong quá trình làm việc tại Nhật Bản, lao động Việt Nam đa số chịu khó học hỏi, trau dồi kinh nghiệm làm việc để nâng cao tay nghề.
Chương trình "Lao động Kỹ năng đặc định"
Theo Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản để triển khai chương trình "Lao động KNĐĐ". Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp nhận lao động người nước ngoài theo loại hình visa mới, được gọi là Visa KNĐĐ. Như vậy, NLĐ đến từ nước ngoài sẽ được tiếp nhận theo 2 loại Visa KNĐĐ để vào Nhật Bản làm việc:
- Visa KNĐĐ loại 1
Quyền lợi được gia hạn tối đa 5 năm làm việc. Áp dụng cho 14 lĩnh vực ngành nghề khác nhau (Xây dựng; Công nghiệp tàu biển; Bảo trì, sửa chữa ô tô; Nghiệp vụ hàng không, sân bay; Nghiệp vụ khách sạn; Điều dưỡng, hộ lý; Vệ sinh tòa nhà; Nông nghiệp; Ngư Nghiệp; Chế biến thực phẩm; Dịch vụ ăn uống, nhà hàng; Chế tạo vật liệu; Gia công cơ khí; Cơ điện, điện tử). Không yêu cầu cao về kinh nghiệm và trình độ học vấn, chỉ cần thi đỗ bài kiểm tra kỹ thuật và tiếng Nhật.
Lưu ý: NLĐ nước ngoài đã tham gia chương trình thực tập kỹ năng kéo dài hơn 3 năm thì không cần phải làm các bài kiểm tra về tiếng Nhật và kỹ thuật. NLĐ được cấp visa KNĐĐ loại 1 sẽ không được đưa gia đình tới Nhật Bản.
- Visa KNĐĐ loại 2
Áp dụng dự kiến giới hạn trong 2 lĩnh vực: Đóng tàu và Xây dựng. Yêu cầu NLĐ phải có kỹ năng cao và thi đỗ bài kiểm tra kỹ năng cấp độ cao. Quyền lợi là được gia hạn lâu dài sau 5 năm, số lần gia hạn thị thực không bị hạn chế, được phép đưa gia đình sang Nhật.