Tin tức sự kiện

Lương cao liệu có giữ được nhân tài?

 

Từ lâu, lương thưởng đã là vấn đề nóng hổi đối với không chỉ người lao động, mà còn cả với nhà tuyển dụng. Nếu như trả lương thấp thì dẫn đến có thể mất nhân sự, còn nếu trả lương cao thì có thể ảnh hưởng đến cân đối chi phí của công ty, và chưa chắc gì những gì người lao động mang lại đã tương xứng với mức lương họ nhận được.

Nhân viên hạnh phúc sẽ tạo ra thành công cho công ty  

Bằng chứng là ở Google – doanh nghiệp nhiều năm liền nằm trong danh sách các công ty tốt nhất tại Mỹ. Dựa trên báo cáo của Business Insider, “86% nhân viên Google cho biết họ rất hài lòng hoặc tương đối hài lòng với công việc của họ”. Báo cáo này cũng nhấn mạnh về rất nhiều yếu tố mà nhân viên tại Google yêu thích bao gồm những quyền lợi kèm với mức lương cao, tầm nhìn công ty có ý nghĩa và sự linh hoạt khi tham gia những dự án vì sự đam mê của họ.

Google còn được cho là có nhiều nguồn lực hơn hầu hết các công ty khác, và là doanh nghiệp có thể chi trả cho nhân tài của mình những quyền lợi cực đỉnh, cụ thể là mức lương phù hợp với năng lực của nhân viên. Có thể hiểu, Google đang được đánh giá như vậy bởi vì việc lựa chọn xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính xác và biết ưu tiên giải quyết những lo lắng của nhân viên.

luong-cao-lieu-co-giu-duoc-nhan-tai-hinh-anh-1

 

Nhân viên hạnh phúc sẽ tạo ra thành công cho công ty

 

Lương cao tỷ lệ nghịch với nhảy việc

Trong báo báo về Chỉ số hạnh phúc trên 50,000 người lao động tại Philippines, Hong Kong, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam để bình chọn những yếu tố có thể tăng sự hài lòng trong công việc của nhân viên. Kết quả rất bất ngờ khi “tăng lương” và “tìm một công việc mới thay thế” là 2 yếu tố đứng đầu trong bảng xếp hạng.

Điều này cho thấy những người thực hiện khảo sát bị “vỡ mộng” với công việc và việc rời khỏi công ty là giải pháp duy nhất để họ hài lòng hơn? Liệu người lao động vẫn sẽ ở lại công ty nếu như họ được tăng lương? Nhưng quan trọng là tăng bao nhiêu thì đủ để giữ chân nhân tài?

Một nghiên cứu trong năm 2016 về “Xu hướng tăng lương cho nhân viên tại châu Á – Thái Bình Dương” cho rằng mức lương tăng trưởng hiện không theo đà lạm phát, đặc biệt tại những thị trường có biến động lớn và áp lực lạm phát kéo dài. Đây là điều khó giải quyết cho tất cả, cá nhân hay doanh nghiệp nhưng cũng là thời điểm quyết định cho công ty để giữ những nhân tài hàng đầu.

Mức lương như một chỉ số trân trọng nhân tài

Vì sao mức lương của một người quá quan trọng? Có rất nhiều cách khác nhau để tạo sự trân trọng như cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, môi trường văn hóa làm việc, khen thưởng. Nhưng khi chúng ta thật sự nghĩ về nó, thì một mức lương cạnh tranh là điều cơ bản của sự trân trọng mà mọi nhân viên đều mong đợi. Theo Forbes thì có đến 79% nhân viên cho rằng “thiếu trân trọng ở mức lương” là lý do chính khiến họ nghỉ việc.

luong-cao-lieu-co-giu-duoc-nhan-tai-hinh-anh-2

 

Một mức lương cạnh tranh là điều cơ bản của sự trân trọng mà mọi nhân viên đều mong đợi

 

Cần nhiều sự quan tâm hơn để giữ chân nhân tài

Chúng ta có thể đồng ý rằng mọi doanh nghiệp đều đang đối mặt với những áp lực rất lớn để tồn tại trong môi trường cạnh tranh hiện nay, và giữ chân nhân tài là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong thời điểm này.

Theo một khảo sát của Deloitte năm 2015 về xu hướng nhân lực tại Đông Nam Á, nhấn mạnh rằng “trong một khu vực mà cuộc chiến nhân lực ngày càng cạnh tranh gay gắt, khả năng thu hút, dẫn dắt, tạo động lực và phát triển nguồn nhân tài là điều tối thiểu cần thiết để doanh nghiệp phát triển bền vững”. Báo cáo này cũng cho rằng “nhân tài không chỉ là nhân viên mà họ là đối tác và cũng là khách hàng. Để đạt được thành công thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng một văn hóa để tạo cảm hứng cho nhân viên, giữ chân nhân tài trong công ty và tạo điều kiền để họ đóng góp tích cực cho sự thành công chung của doanh nghiệp”.

Kết luận, mặc dù các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến việc giữ chân nhân tài nhưng mức lương cạnh tranh là điều kiện cần mà các ứng viên luôn muốn có được như một sự trân trọng, được nhìn nhận từ phía công ty.

Nguồn: Timviecnhanh

Chia sẻ